cac-giai-doan-van-hoc-viet-nam
Văn học

Tổng quan về các giai đoạn văn học Việt Nam đầy đủ nhất

Văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau bao gồm văn học dân gian và văn học hiện đại. Mỗi giai đoạn đều để lại nhiều dấu ấn về giá trị văn hóa và tinh thần cho muôn đời sau. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng sfrv.org tìm hiểu về các giai đoạn văn học Việt Nam.

I. Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam

cac-giai-doan-van-hoc-viet-nam-1
Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam

1. Văn học dân gian

  • Văn học dân gian là sáng tác mang tính tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động.
  • Các thể loại chính gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ… và các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca.
  • Các đặc trưng cơ bản: Tính tập thể, tính truyền miệng và gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết

Văn học viết là những sáng tác của giới trí thức, được lưu giữ bằng chữ viết. Là những sáng tạo của cá nhân nên mang dấu ấn của từng tác giả.

Chữ viết:

  • Văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
  • Chữ Hán là văn tự của người Hán song được đọc theo cách riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt, dựa trên chữ Hán đặt ra. Chữ Quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

Hệ thống thể loại:

  • Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Trong văn học chữ Hán có ba nhóm thể loại chủ yếu gồm: Văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi…); thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc…); văn biền ngẫu là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế…
  • Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: Các loại hình và loại thể văn học chủ yếu có ranh giới rõ ràng. Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn ký (bút kí, tùy bút, phóng sự). Loại hình trữ tình có thơ trữ tình, trường ca. Loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ.

II. Các giai đoạn văn học Việt Nam

cac-giai-doan-van-hoc-viet-nam-3
Đặc điểm của các giai đoạn văn học Việt Nam
GIAI ĐOẠN VĂN HỌC NỘI DUNG NGHỆ THUẬT SỰ KIỆN VĂN HỌC, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Từ TK X – XIV Nội dung yêu nước Văn học chữ Hán, tiếp thu văn học Trung Quốc Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

Hịch tướng sĩ, Sông núi nước Nam, Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

Thế kỷ XV – XVII Chủ nghĩa yêu nước, nội dung thế sự Văn học chữ Hán, chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi), Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ)
Thế kỷ XVIII – nửa đầu TK XIX Chủ nghĩa nhân đạo Văn xuôi, văn vần, văn học Hán Nôm phát triển mạnh Chinh phụ ngâm cung oán ngâm, truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát…
Nửa sau thế kỷ XIX Nội dung yêu nước, thế sự Chữ quốc ngữ xuất hiện, chữ Hán, chữ Nôm giữ vai trò chủ đạo Lục Vân Tiên, Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

III. Con người Việt Nam qua văn học

cac-giai-doan-van-hoc-viet-nam-2
Văn học mang lại nhiều dấu ấn về giá trị văn hóa và tinh thần

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên

  • Trong văn học dân gian (ca dao, dân ca) chứa đựng nhiều hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên.
  • Trong thơ ca trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng, đạo đức, thẩm mĩ.
  • Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống…

2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc

  • Lịch sử dân tộc Việt Nam phải trải qua nhiều lần đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và phản ánh sự nghiệp bảo vệ độc lập ấy là dòng văn học yêu nước phong phú mang giá trị nhân văn sâu sắc.
  • Tinh thần yêu nước trong văn học dân gian thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê hương, căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.
  • Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời.
  • Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cách mạng gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
  • Lòng yêu nước trong văn học Việt Nam thể hiện qua tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước; tinh thần hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

3. Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội

  • Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
  • Trong xã hội phong kiến và thực dân, các nhà văn đã tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ cảm thông với người dân bị áp bức.
  • Nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là truyền thống của văn học Việt Nam. Nhân vật trong các tác phẩm văn học không chỉ là nạn nhân của áp bức, bất công mà còn đấu tranh cho tự do, hạnh phúc.
  • Từ sau năm 1975, văn học đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn, gian khổ nhưng đầy niềm tin vào tương lai.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân

  • Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng, ý thức xã hội, trách nhiệm công dân…
  • Trong những hoàn cảnh khác, các nhà văn, nhà thơ thường đề cao quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu.
  • Xu hướng chung của văn học dân tộc là xây dựng đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa.

IV. Kết luận

Trên đây là nội dung chi tiết về các giai đoạn văn học Việt Nam mà chuyên mục văn học tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Bạn cũng có thể thích..