Copywriter là gì? Những điều cần biết về copywriter
Copywriter

Copywriter là gì? Những điều cần biết về copywriter

Copywriter là gì? Copywriter cần biết những gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của mình. Copywriter là một nghề không quá xa lạ với những người làm trong ngành quảng cáo, để trả lời các câu hỏi trên cũng như tìm hiểu các thông tin về nghề này thì hãy theo dõi bài viết sau nhé!

Contents [show]

I. Copywriter là gì? Công việc của một copywriter

Khi nghe đến hai từ “copy” và “writer” nhiều người sẽ tự động nghĩ rằng nó đại loại dịch ra tiếng Việt là “sao chép” và “người viết”, vậy khi ghép lại nó sẽ là “người viết sao chép”?

Sự thật thì không phải vậy, copy ở đây không phải là sao chép mà nó được hiểu là “written material”. Copywriter nói một cách dễ hiểu là người viết quảng cáo, những người này sẽ chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung mang tính sáng tạo (chữ, âm thanh, hình ảnh,…) để phục vụ cho việc quảng cáo, truyền thông, xây dựng thương hiệu trong các chiến dịch marketing.

Một nội dung mà copywriter sản xuất ra sẽ mang nhiều mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng trong đó mục tiêu quan trọng nhất đó chính là đạt được thứ hạng và lượt tìm kiếm cao trong công cụ tìm kiếm (SEO).

Nội dung mà copywriter sản xuất ra sẽ mang nhiều mục tiêu của doanh nghiệp
Nội dung mà copywriter sản xuất ra sẽ mang nhiều mục tiêu của doanh nghiệp

II. Có bao nhiêu loại copywriter

Copywriter tùy theo nội dung và nơi làm việc sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau như sau:

1. Phân loại 7 copywriter theo nội dung

  • Sale Letter Copywriter 

Nói dễ hiểu thì đây sẽ là những copywriter trong lĩnh vực viết bài chào hàng để bán sản phẩm. Các thể loại mà một Sale Letter Copywriter thường viết là: Sale letter, Sale Page, thông cáo báo chí.

  • Creative/ Advertising Copywriter

Những copywriter này không cần viết lách nhiều, đôi khi họ chỉ phải viết vài chữ cho một slogan hay Tagline, Concept, Storyboard.

  • Digital Copywriter 

Digital Copywriter là những người làm tăng lượng Conversion Rate bằng các câu chữ hợp lý trên các công cụ digital trong các giai đoạn của chiến dịch marketing online. Sản phẩm của họ sẽ bao gồm: Micro copy, Social Post, Điều hướng web…

  • Technical Copywriter

Những người làm Technical Copywriter là những người có kiến thức chuyên sâu hay chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Những người này cần có nhiều bài viết về lĩnh vực này và những bài viết đó có độ uy tín và một tầm ảnh hưởng nhất định. Technical Copywriter sẽ chủ yếu viết các bài PR giới thiệu, review sản phẩm,…

  • SEO Copywriter 

Những SEO copywriter sẽ cần viết những nội dung tập trung vào các kỹ thuật SEO để bài viết đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Những SEO copywriter sẽ cần viết những nội dung tập trung vào các kỹ thuật SEO
Những SEO copywriter sẽ cần viết những nội dung tập trung vào các kỹ thuật SEO
  • Brand Copywriter

Tên gọi khác của Brand copywriter là Inhouse copywriter, đây sẽ là những người chỉ chuyên viết về các thương hiệu. Sản phẩm của họ sẽ là: Thông cáo báo chí, Blog Article, PR,…

  • Publisher

Đây là những người có lượng độc giả theo dõi lớn, họ trở thành kênh quảng bá tin tức và nội dung giúp PR sản phẩm. Những bài PR, forum seeding storyboard hay content là những sản phẩm mà họ làm ra.

2. Phân loại 3 copywriter theo nơi làm việc

  • Agency copywriter

Như cái tên của mình Agency copywriter sẽ là những người làm việc trong các Agency chuyên về marketing và quảng cáo. Những người làm ở vị trí này cần có khả năng sáng tạo cùng tư duy logic độc đáo.

  • Corporate Copywriter

Corporate Copywriter hay còn gọi là Content marketing, đây là những người làm tại các công ty không phải Agency. Những người làm ở vị trí này thường sẽ đáp ứng các nhu cầu viết về nhãn hiệu hay công ty khi có yêu cầu.

  • Freelance Copywriter

Cũng giống như Freelance các ngành khác thì Freelance Copywriter là những người làm copywriter tự do. Họ sẽ nhận các dự án và làm tự do ở bất cứ đâu mà không cần phải bó buộc về không gian làm việc.

III. Những lưu ý và kỹ năng mà một copywriter cần phải biết

Khi xác định làm một copywriter thì bạn cũng cần phải lưu ý và có cho mình những kỹ năng cần thiết như sau:

1. Những lưu ý dành cho một copywriter

Mục đích của công việc copywriter đó chính là làm thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua những sản phẩm marketing của mình, chính vì thế mà copywriter cần lưu ý những điểm sau:

  • Nghiên cứu những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Tìm ra các giải pháp cải thiện hoặc khắc phục vấn đề của khách hàng.
  • Nắm bắt xu thế thị trường và thị hiếu khách hàng.
Copywriter sẽ phải nghiên cứu những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải
Copywriter sẽ phải nghiên cứu những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải

2. 7 kỹ năng cần thiết cho một copywriter

Theo như tính chất nghề nghiệp cũng như những yêu cầu của công việc này mà người làm copywriter rất cần thiết có 7 kỹ năng sau đây:

  • Nắm được những kiến thức cơ bản về SEO offpage và onpage.
  • Khả năng tìm kiếm và nghiên cứu thông tin tốt.
  • Những nội dung blog, website cũng cần phải biết cách viết.
  • Nắm cơ bản các kỹ năng thiết kế đồ họa bằng phần mềm photoshop.
  • Nắm bắt được email marketing.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ Social Media.
  • Biết cơ bản về HTML

IV. Mức lương và lộ trình nghề nghiệp của một copywriter

1. Mức lương của một copywriter là bao nhiêu?

Tại nước ngoài, copywriter sẽ có thu nhập từ 30-100 nghìn đô mỗi năm tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm. Còn ở Việt Nam, ngành nghề này còn nhiều hạn chế và chưa thực sự được coi trọng, mức lương sẽ giao động từ 7-12 triệu mỗi tháng tùy theo mức độ đòi hỏi của công việc cũng như năng lực của ứng viên. Đối với freelance thì thu nhập sẽ không quá ổn định, tùy theo dự án thì có thể có tháng thu nhập cực cao nhưng cũng có tháng lại không hề có lương.

2. Lộ trình nghề nghiệp dành cho copywriter

Theo như những copywriter đi trước thì lộ trình nghề nghiệp thường thấy sẽ là: Intern Copywriter – Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content Manager – Creative Director.

V. Nên học copywriter ở đâu? Những cuốn sách nên đọc khi theo nghề copywriter

Có khá nhiều bạn trẻ đam mê viết lách và sáng tạo nên rất muốn tìm hiểu về công việc này. Dưới đây sẽ là những địa điểm đào tạo copywriter cùng một vài cuốn sách mà những người muốn vào nghề nên tham khảo.

1. Nên học copywriter ở đâu?

Học copywriter ở đâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện tại chưa có trường đại học hay cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành này, chính vì thế mà muốn theo đuổi ngành này bạn có thể tự học trên các blog hay youtube, sách,… hoặc bạn cũng có thể tham khảo các khóa học ngắn tại các trung tâm có tiếng sau:

  • Vietmoz
  • Vinalink Media
  • SEONGON
  • AIM Academy

Tuy nhiên, học ngành này bạn cũng cần phải chăm chỉ rèn luyện thêm rất nhiều thì sau đó mới nâng cao được kỹ năng viết lách của mình.

Vietmoz là trung tâm đào tạo content đáng tin cậy
Vietmoz là trung tâm đào tạo content đáng tin cậy

2. Những cuốn sách mà một copywriter nên đọc

Dưới đây là những cuốn sách và video mà nhiều tiền bối đi trước khuyên các bạn copywriter mới vào nghề nên đọc.

  • The Gary Halbert Letter.
  • Advertising Secrets of the Written Word của Joseph Sugarman.
  • This Book Will Teach You How To Write Better.
  • Ogilvy on Advertising.
  • Video course Kopywriting Kourse.

Hiện nay, copywriter đang là một ngành hot được khá nhiều doanh nghiệp quyết định tuyển chọn thành một vị trí cần thiết trong công ty. Với những tiềm năng và sự cần thiết của nó trong các chiến dịch marketing ngày nay mà hứa hẹn rằng đây sẽ là một ngành phát triển hơn nữa trong tương lai.

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *