Văn học

Tác giả của văn học dân gian là ai?

Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn học của mỗi quốc gia. Tuy nó gần gũi, giản dị nhưng có lẽ để hiểu rõ hơn về văn học dân gian thì chúng ta cần tìm hiểu sâu sắc hơn nữa. Bài viết dưới đây, sẽ có những thông tin hữu ích về văn học dân gian và giải đáp được thắc mắc tác giả của văn học dân gian là ai? Mời các bạn đọc bài chia sẻ dưới đây của sfrv.org nhé.

Contents

I. Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn học của mỗi quốc gia

Không có một định nghĩa chính xác nào về thể loại văn học này. Tùy vào góc nhìn nghiên cứu, tư duy của mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà khái niệm sẽ có những cách diễn đạt khác nhau. Song chúng đều được thể hiện được nội dung cốt lõi cùng những đặc trưng quan trọng.

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật được lưu giữ bằng hình thức truyền miệng, do con người sáng tạo ra khi tham gia các sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ.

II. Những đặc trưng của văn học dân gian

Văn học dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhiều người

1. Văn học dân gian là những sáng tác ngôn từ mang tính tập thể – truyền miệng

  • Về tính tập thể: Văn học dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ qua những thời gian và không gian khác nhau.
  • Nội dung: Một tác phẩm văn học dân gian phải phản ánh được nhiều nét sinh hoạt, tình cảm, nguyện vọng và ước mơ, cách nhìn nhận về cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
  • Hình thức: Tác phẩm phải kết tinh được thị hiếu thẩm mỹ, tài năng sáng tạo của quần chúng nhân dân thuộc về một dân tộc nhất định và với tư cách như một chỉnh thể có chung điều kiện sinh hoạt, lao động, đấu tranh và sáng tạo nghệ thuật.
  • Về tính truyền miệng: Văn học dân gian được ra đời khi chưa có chữ viết. Văn học dân gian là loại hình nghệ thuật diễn xướng.
  • Tính dị bản: Do tính tập thể và tính truyền miệng quy định nên văn học dân gian có nhiều dị bản.

2. Văn học dân gian có tính nguyên hợp 

Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp cả về hình thức lẫn nội dung phản ánh, khiến cho nó không chỉ là một hiện tượng văn học mà còn là một hiện tượng văn hóa.

  • Nội dung: phản ánh nhiều phương diện khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội, do đó nó vừa thực hiện chức năng của văn học, của sử học, của phong tục, tập quán, tôn giáo, của triết học,… Có nghĩa là nó tổng kết cùng lúc tri thức của nhân dân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Hình thức: Các tác phẩm văn học dân gian ngoài việc sử dụng chính là ngôn ngữ, nó còn sử dụng thêm vài phương tiện khác nữa như: âm nhạc, vũ điệu, động tác.

3. Tính quốc tế và tính dân tộc của văn học dân gian

  • Về tính quốc tế: Văn học dân gian của các dân tộc trên thế giới đều có điểm chung là “ Vật thần kì đem lại hạnh phúc”
  • Tính dân tộc: Văn học dân gian của dân tộc nào thì in đậm bản sắc văn hóa của dân tộc đó.

III. Tác giả văn học dân gian là ai

Các tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, song không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Khi sáng tác, tập thể dân gian đều không lưu lại tên tác giả dưới những sáng tác của mình. Hầu hết các tác phẩm truyền miệng, mọi người đều không có thói quen đó.

Người ta sẽ không biết ai là người sáng tác đầu tiên và ai đã từng tham gia vào quá trình sửa đổi tác phẩm. Tất cả đều không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm bởi vì tác phẩm đã được sửa đổi quá nhiều lần. Không những thế, trong đời sống dân gian, mọi người khi tham gia sáng tạo ngày càng không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm.

IV. Các thể loại văn học dân gian và đặc trưng của từng thể loại

Một số thể loại văn học dân gian
  • Thần thoại: Đây là thể loại văn học nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Thần trụ trời,…
  • Truyền thuyết: là những truyền kể lại sự tích của các nhân vật lịch sử, giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Những tác phẩm này thường chứa yếu tố khoa trương, phóng đại, đồng thời sử dụng các chi tiết hư ảo, không có thật. Một số tác phẩm tiêu biểu như: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Thánh Gióng,..
  • Sử thi: Là những tác phẩm theo thể tự sự được dân gian sáng tác, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với những nhân vật trung tâm là những anh hùng dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó. Một số tác phẩm tiêu biểu: Sử thi Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước,…
  • Truyện cổ tích: Là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu như ông bụt, cô tiên, yêu tinh, thần tiên,… và thường có phép thuật, bùa mê. Một số tác phẩm tiêu biểu: Tấm Cám, Sọ dừa, Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu cau,…
  • Truyện ngụ ngôn: Là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hoặc bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ để làm ẩn dụ, hoặc lấy chính chuyện con người để nói bóng, nói gió nhằm nêu lên bài học luân lý. Ví dụ: Con hổ, Cáo mượn oai hùm,..
  • Truyện cười: đây là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng và phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau có tác dụng gây cười, lấy tiếng cười để khen, chê và giải trí, mua vui. Một số tác phẩm nổi bật: Đẽo cày giữa đường, làm theo vợ dặn,…

Và một số thể loại văn học dân gian khác như: Tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

Trên đây là một số thông tin tôi muốn chia sẻ tới các bạn về văn học dân gian và giải đáp được thắc mắc tác giả của văn học dân gian là ai? Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với quý độc giả.

Bạn cũng có thể thích..