tieu-thuyet-la-gi
Văn học

Tiểu thuyết là gì? Các loại tiểu thuyết phổ biến hiện nay

Tiểu thuyết từ lâu đã không còn xa lạ với các nhà văn cũng như độc giả đọc sách. Đọc tiểu thuyết như một phương thức giải trí giúp nâng cao trí thức, con người thấy thoải mái, thư giãn hơn. Vậy tiểu thuyết là gì? Các loại tiểu thuyết phổ biến hiện nay? Đọc bài viết dưới đây của sfrv.org để được giải đáp nhé!

Contents

I. Tiểu thuyết là gì?

tieu-thuyet-la-gi-1
Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi có hư cấu

Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi có hư cấu, sử dụng nhân vật, hoàn cảnh và sự việc để phản ánh xã hội theo từng chủ đề nhất định. Tiểu thuyết được trình bày theo dạng tự sự và trần thuật, có thể tập trung vào một hoặc một vài cá nhân trong không gian và thời gian nghệ thuật. Ngôn ngữ của thể loại này chính là ngôn ngữ văn xuôi với độ dài đáng kể.

II. Đặc điểm của thể loại tiểu thuyết

  • Tính văn xuôi: Là phương thức trần thuật đặc trưng của văn tự sự. Đặc điểm này giúp mô tả một số lượng lớn nội dung, chứa đựng những thực tại hoàn chỉnh và thể hiện chúng trong một thể thống nhất, do đó phơi bày tối đa sự phức tạp muôn màu của xã hội và đời sống thực.
  • Tính đa dạng sắc độ thẩm mỹ: Không có quá trình lựa chọn màu sắc cụ thể trong quá trình tiếp nhận hiện thực, do nội dung được thể hiện và chuyển hóa, mà diễn tả sự pha trộn hài hòa của màu sắc nội dung chẳng hạn như: cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, nỗi buồn…
  • Nghệ thuật kể chuyện: tiểu thuyết đòi hỏi một nghệ thuật kể chuyện riêng. Thông thường trong tiểu thuyết thường có góc nhìn của người kể chuyện để miêu tả những cuộc gặp gỡ, những biến động tâm lí của nhân vật. Góc nhìn trần thuật khác nhau, tác phẩm sẽ mang những giá trị và nội dung khác nhau.
  • Tính hư cấu: Trong quá trình tư duy sáng tạo tiểu thuyết, nội dung hư cấu cho phép tái hiện thời gian, không gian, nhân vật và cốt truyện, có khả năng thích ứng không giới hạn và hạn chế đối với quy luật lịch sử, có thể vận dụng lịch sử. Vì vậy, tiểu thuyết nghệ thuật có thể bộc lộ khả năng sáng tạo của tác giả, tái hiện bức tranh cuộc đời của tác giả bằng ngôn từ.
  • Phản ánh đời sống: Một trong những đặc điểm lớn nhất của tiểu thuyết văn học là có thể phản ánh hiện thực khách quan một cách đầy đủ và sinh động nhất. Nội dung tiểu thuyết trải dài theo thời gian và không gian, cho phép nhà văn phát huy tối đa tính hiện thực trong tác phẩm của mình.
  • Tính tổng kết: Với nội dung đồ sộ, tiểu thuyết có thể dung nạp không hạn chế phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Các hướng tiếp cận nghệ thuật thường được tổng hợp trong tiểu thuyết đương đại là rung động, xung đột xã hội, đời thực, âm thanh… kết hợp với các bộ môn khoa học phức tạp khác.

III. Các loại tiểu thuyết phổ biến hiện nay

1. Tiểu thuyết trinh thám

tieu-thuyet-la-gi-2
Sherlock Holmes là tiểu thuyết nổi tiếng thuộc lĩnh vực trinh thám
  • Là dòng truyện văn xuôi có nội dung lớn, xoay quanh các tội ác, vụ án hoặc bí ẩn đời sống nào đó cần được khám phá và tìm ra thủ phạm.
  • Quá trình phát triển mạch truyện tập trung vào quá trình tìm kiếm manh mối và giải quyết.
  • Một số tiểu thuyết nổi tiếng: Sherlock Holmes, Nancy Drew, Hardy Boys…

2. Tiểu thuyết giả tưởng

tieu-thuyet-la-gi-3
Harry Potter là tiểu thuyết nổi tiếng thuộc lĩnh vực giả tưởng
  • Đây là loại tiểu thuyết được nhiều người yêu thích, nội dung chính là các thế giới tưởng tượng không có thật, mang đến một thế giới hoàn toàn mới cho người đọc trải nghiệm.
  • Xu hướng chính được phát triển từ các câu chuyện cổ tích, văn học sử thi của các nền văn minh.
  • Một số tác phẩm tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng như: Harry Potter, Chúa tể những chiếc nhẫn, Biên niên sử Narnia, Trò chơi vương quyền…

3. Tiểu thuyết tình cảm

tieu-thuyet-la-gi-4
Tiểu thuyết tình cảm là dòng truyện kể tập trung vào tình yêu lãng mạn
  • Đây là dòng truyện kể tập trung vào tình yêu lãng mạn của đôi lứa. Mạch truyện thường xuôi theo cảm xúc của nhân vật và các tình tiết đặc tả suy nghĩ, tư duy và cách cư xử để phác họa hình ảnh nhân vật rõ nét.
  • Đối với thể loại tiểu thuyết tình cảm thường được xuất phát từ Trung Quốc và Mỹ. Đó có thể là tiểu thuyết đam mỹ, tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết bách hợp…
  • Một số tác phẩm nổi tiếng: Johanna Lindsey, Thierry Cohen, Cửu Lộ Phi Hương, Đồng Hoa, Mặc Bảo Phi Bảo, Diệp Lạc Vô Tâm…

4. Tiểu thuyết lịch sử

tieu-thuyet-la-gi-5
Những người khốn khổ là tiểu thuyết nổi tiếng thuộc lĩnh vực ịch sử
  • Là dòng văn học tự sử mô tả câu chuyện hư cấu xảy ra tại các thời điểm có thật trong lịch sử nhân loại.
  • Các tác phẩm nổi tiếng: Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà…

5. Tiểu thuyết hư cấu hiện thực

  • Dòng văn học tường thuật một sự việc hư cấu xoay quanh những nhân vật hư cấu nhưng tồn tại cùng dòng thời gian và thế giới ngày nay.
  • Nội dung tiểu thuyết được trình bày trung thực, không lãng mạn hóa cũng như nghệ thuật hóa các yếu tố không gian – thời gian.
  • Các tác phẩm nổi tiếng: Mark Twain, Honore de Balzac, Anton Chekhov, John Steinbeck, George Eliot…

6. Tiểu thuyết kinh dị

  • Tiểu thuyết kinh dị là dòng truyện thường được kết hợp chung với các thể loại giả tưởng, bí ẩn hoặc trinh thám.
  • Đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết kinh dị chính là các chi tiết đáng sợ, mang đến cảm giác sợ hãi, hồi hộp và tâm lý kinh hoàng cho người đọc.
  • Các tác phẩm nổi tiếng: Heart of darkness, Dracula, Bạch dạ hành, Kỳ án ánh trăng, Tokyo hoàng đạo án…

IV. Kết luận

Tiểu thuyết là một thể loại văn học mang tính tường thuật và có hư cấu, nhờ vào những yếu tố này kết hợp với sự đa dạng đề tài đã khiến những cuốn tiểu thuyết được người đọc yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Hy vọng bài viết tiểu thuyết là gì mà chuyên mục văn học chia sẻ đã giúp bạn có thêm kiến thức mới trong nền văn học hiện nay.

Bạn cũng có thể thích..