Nhắc đến các thể loại văn học Việt Nam thì không thể không nhắc đến truyện ngắn với vô số tác phẩm hay, đặc sắc góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà. Vậy bạn truyện ngắn là gì? Một số truyện ngắn Việt Nam đặc sắc. Hãy cùng sfrv.org tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
I. Truyện ngắn là gì?
Truyện ngắn là gì? Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyện ngắn bao gồm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi… nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
Truyện ngắn là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang.
II. Lịch sử ra đời của thể loại truyện ngắn
Thể loại truyện ngắn xuất hiện ở các nước phương Tây và phương Đông, tuy nhiên ở mỗi đất nước, mỗi vùng miền sẽ mang những nét độc đáo riêng:
- Ở phương Đông, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản, họ coi truyện ngắn là một loại tiểu thuyết đoản thiên để nhằm phân biệt loại tiểu thuyết chương hồi dài tập.
- Ở phương Tây, thể loại truyện ngắn xuất hiện trên một số tạp chí, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hóa Nga và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học TK XX.
III. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn là gì?
- Truyện ngắn thiên về lối kể kết hợp giữa sự thật đời sống với khả năng hư cấu, tưởng tượng. Khác với tiểu thuyết về dung lượng, truyện ngắn “tập trung mô tả một mảnh đất của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của xã hội”
- Truyện ngắn là thể loại có cốt truyện nhưng nhìn chung biến hóa hơn tiểu thuyết. Truyện ngắn có nhân vật, được thể hiện qua lời kể, trần thuật. Nó chỉ đề cập đến một vài biến cố riêng của cuộc sống con người. Số lượng nhân vật cũng không nhiều, vì hầu hết các truyện ngắn xây dựng rất ít các sự kiện, ít biến cố. Tình tiết trong truyện ngắn vì thế thường được lựa chọn rất kỹ, chỉ ghi lại những tình huống nào tiêu biểu nhất, đủ sức cho người đọc hình dung cả quá trình sống của nhân vật.
- Đề tài, nội dung truyện ngắn có thể lấy ở nhiều mặt của cuộc sống, nhiều vấn đề có tính chất thời sự xã hội. Nhân vật trong truyện ngắn đa phần được khắc họa bằng nội tâm chứ ít khi thông qua sự đối thoại như văn bản kịch. Nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn là mạch chỉ xuyên suốt, quyết định mấu chốt của cốt truyện.
- Ngôn ngữ truyện ngắn thường cô đọng, súc tích. Văn phong trong truyện ngắn đóng vai trò quan trọng, tạo nên phong cách riêng của nhà văn. Giọng văn quyết định hình thức tổ chức kết cấu truyện và nội dung tư tưởng.
IV. Những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam đặc sắc
1. Tắt đèn – Ngô Tất Tố
Tắt đèn của Ngô Tất Tố được coi là tiểu thuyết thành công nhất của ông và được lưu truyền qua các thời đại như một báu vật của nền văn học Việt Nam. Nói đến ông, người ta biết đến ông là nhà văn về nông thôn của những người nông dân lao động Việt Nam. Bằng tư duy trí tuệ, tình cảm yêu nước và ngòi bút “sắc bén”, ông đã khắc họa sinh động xã hội thời bấy giờ qua các tác phẩm của mình. Từ đó, ông thẳng thắn tố cáo, vạch trần sự thối nát, tàn ác của bọn thực dân phong kiến, lên tiếng bênh vực những người dân lao động khổ cực, bần cùng, đồng thời không quên trân trọng hình ảnh những người nông dân kiên trung, yêu nước.
Về tác phẩm Tắt đèn, nhà văn đã khắc họa nhân vật chị Dậu, một người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới đáy xã hội nhưng kiên cường đến cuối cùng. Nghèo đói, sự tàn ác của xã hội đã dồn con người ấy đến chân tường, đến nỗi chị phải bán đi đứa con gái và chú chó nhỏ của mình để đổi lấy tiền bạc. Dẫu vậy, cuộc đời của chị đến phút cuối vẫn không được thắp sáng, đủ khiến người đọc cảm nhận được sự đen tối, nghèo đói và tàn khốc của xã hội bấy giờ, đồng thời thở dài cho số phận của những người nông dân lao động.
2. Truyện Kiều – Nguyễn Du
Truyện Kiều được mệnh danh là kiệt tác thi ca của văn học dân tộc xuất sắc nhất mọi thời đại. Tập thơ với 3254 câu nói về cuộc đời của nàng Kiều. Người con gái xinh đẹp, thông minh, tài giỏi nhưng hồng nhan bạc phận. Cuộc đời đày đọa Kiều vào kiếp hẩm hiu, rẻ rúng của một kẻ kĩ nữ lầu xanh. Đọc tác phẩm người đọc thấy được cái bất hạnh, trớ trêu của người phụ nữ cùng như thấy rõ chất nhân đạo trong từng áng thơ của đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du.
3. Số đỏ – Vũ Trọng Phụng
Khi tìm hiểu về truyện ngắn là gì hay các tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của Việt Nam chắc chắn không thể thiếu Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Ông là cây bút hiện thực đầy sâu sắc, vừa là nhà văn vừa là nhà báo tài năng của nước ta đầu thế kỷ XX.
Hầu hết trong các tác phẩm của ông đều nổi bật cái nét trào phúng châm biếm, cái điệu bộ mỉa mai mà sâu sắc, thẳng thắn phê phán lên hiện thực xã hội xấu xa lúc bây giờ và cất lên tiếng nói đại diện cho tầng lớp dân nghèo. Ở tác phẩm Số Đỏ với 20 chương, mỗi chương là một lời mỉa mai sâu sắc, châm biếm của tác giả với cái thói đời thời đó,
IV. Kết luận
Truyện ngắn là một thể loại các sức sống bền lâu, được nhiều độc giả yêu chuộng. Nó không ngừng phát triển để ngày càng khẳng định được giá trị riêng biệt mà không một thể loại nào có được. Hy vọng bài viết của chuyên mục văn học đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm truyện ngắn là gì cùng một số tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn học này.