Tuổi thơ của mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng được lớn lên theo lời ca tiếng hát và những câu chuyện cổ tích của ông bà và cha mẹ. Những buổi trưa hè, được nằm nghe bà kể những câu chuyện cổ tích, thật là yên bình làm sao! Đến khi trưởng thành, chẳng mấy ai còn nhớ góc tuổi thơ đã nuôi ta lớn lên đó. Hôm nay, chúng ta hãy cùng sfrv.org quay ngược lại về dòng ký ức tuổi thơ tươi đẹp đó nhé. Và dưới đây là những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất đã được mình tổng hợp lại và muốn giới thiệu đến các bạn.
Contents
I. Truyện cổ tích là gì?
Tuy được nghe nhiều truyện cổ tích, nhưng không phải ai cũng định nghĩa nghĩa được chính xác về truyện cổ tích là gì? Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
Truyện cổ tích thường chứa các yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng thông qua đó thể hiện được mong muốn của con người về sự chiến thắng, vinh quang của những cái đẹp, cái tốt, cái thiện và những cái xấu, cái ác phải chịu thua nhằm hướng đến sự công bằng trong cuộc sống.
II. Đặc điểm của truyện cổ tích
So với các loại truyện khác như truyện ngụ ngôn, truyền thuyết hay truyện cười thì truyện cổ tích Việt Nam có những đặc trưng khác với các loại truyện còn lại:
- Truyện cổ tích thường mang phong cách cổ xưa, nội dung thường kể về những câu chuyện từ thời xa xưa, kể về những nhân vật như ông bụt, cô tiên, cô Tấm,…với những hình tượng, cốt truyện đều rất xưa.
- Truyện chứa nhiều tình tiết mang yếu tố tưởng tượng, hoang đường nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của người Việt.
- Những câu chuyện đều mang tính nghệ thuật và tư tưởng. Những nội dung kể đều mang ý nghĩa nhất định về con người, về cuộc đời và hướng người nghe đến những điều tốt đẹp, cao cả, hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ.
III. Phân loại truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích Việt Nam được chia làm 3 loại truyện chính:
1. Truyện cổ tích thần kỳ
Có nội dung chính kể về những sự việc được xảy ra thường ngày ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình hay ngoài xã hội. Những chủ đề được nhắc đến thường về sự tranh giành giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ chồng, giữa các mối quan hệ trong xã hội như Sự tích Trầu cau, Cây bút thần của Mã Lương, Tấm Cám, sự tích cây kế, sơn tinh thủy tinh,…Hay là những nhóm truyện với những nhân vật chính là những người anh hùng xuất chúng hơn người, dũng sĩ trừ gian diệt ác, trừng trị cái xấu, bảo vệ cái tốt và hướng đến hạnh phúc lớn lao dành cho con người như Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằng,… Không những thế, truyện cổ tích Việt Nam còn nhắc đến sự bất hạnh, bi thương của các nhân vật chính và qua đó khẳng định rằng dù không được hoàn hảo về ngoại hình, gia cảnh không được tốt nhưng họ đều là những người tài giỏi, hiền lành và chất phác như truyện Cây tre trăm đốt, Sọ dừa, Lấy vợ cóc,…
2. Truyện cổ tích loài vật
Loại truyện cổ tích này với những nhân vật chính thường là các loài vật, đó là những chủ đề về sự thông minh của các con vật hay kể về nguồn gốc của chúng. Một số truyện cổ tích về sự thông minh của các loài vật như: Sự tích con dã tràng, Cóc kiện trời, Công và quạ,… hay những câu chuyện dân gian Nam Bộ như: Sự tích cù lao ông hổ, cọp xay lúa…
3. Truyện cổ tích thế tục
Chủ đề của loại truyện này thường nói về những sự việc li kì, khác lạ nhưng vẫn bám sát vào những câu chuyện trong thực tế. Song trong truyện cổ tích thế tục thì vai trò của các yếu tố thần kì không quá quan trọng trong việc phát triển nội dung. Một số câu chuyện tiêu biểu như: Cà lang bí rợ, làm theo vợ dặn, Sự tích hồ ba bể, Xử kiện tài tình,…
IV. Top những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất
1. Tấm cám
Truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình thời xưa, cụ thể là giữa dì ghẻ và con chồng. Bên cạnh đó truyện còn có ý nghĩa xã hội cao hơn là thể hiện mâu thuẫn giữa thiện và ác. Tấm là đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là đại diện cho cái ác, của những kẻ bất lương.
2. Thánh gióng
Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ. Đó là hiện thân của một vị thần ra tay giúp nước, bảo vệ người dân. Là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết, một lòng sẵn sàng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta bao đời nay. Bên cạnh đó, Gióng còn là niềm mơ ước của người dân về hình mẫu lý tưởng của người anh hùng chống giặc. Ẩn sâu bên trong câu chuyện còn là nét đẹp thần bí, tiềm tàng của những con người thần kỳ.
3. Sọ dừa
Truyện Sọ dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong con người. Từ đó, truyện nêu lên một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa thể hiện truyền thống đạo lý của nhân dân ta.
4. Sơn Tinh Thủy Tinh
Đây là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt của tự nhiên đồng thời thể hiện sức mạnh và ước vọng của người Việt từ xa xưa đó là chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
5. Sự tích dưa hấu
Đây là câu chuyện cổ tích ẩn chứa một thông điệp vô cùng ý nghĩa đó là “ Chỉ có những người dám nghĩ, dám làm mới đem lại kết quả xứng đáng”. Bên cạnh đó, truyện còn giải thích sự ra đời của quả dưa hấu ngày nay và làm nổi bật được các nhân vật trong câu chuyện.
Mong rằng những câu truyện cổ tích Việt Nam hay nhất mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn phần nào hồi nhớ lại được những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Những bài học từ các câu chuyện cổ tích sẽ là nơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ thật bổ ích.